Quá trình chuyển cấp từ môi trường mẫu giáo sang cấp tiểu học có thể nói là một giai đoạn vô cùng quan trọng với trẻ. Sự chuyển đổi này đòi hỏi trẻ phải có sự chuyển biến cả về thể chất, tinh thần, cũng như những năng lực phát triển kỹ năng liên quan. Vì vậy, để có thể chuẩn bị cho con vào lớp 1 một cách đầy đủ và chu đáo, phụ huynh có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Năng lực ngôn ngữ
Khi bước vào lớp 1, các em phải có một mức ngôn ngữ nhất định để có thể tiếp thu,lắng nghe, cũng như trao đổi kiến thức với giáo viên một cách hiệu quả. Mức ngôn ngữ vừa đủ giúp các em có thể hiểu được chính xác những gì giáo viên muốn nói với các em.
Để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, phụ huynh cần tập trung vào 2 khía cạnh chính:
-
Ngôn ngữ hiểu: khía cạnh này giúp trẻ hình thành năng lực nghe để hiểu những từ, câu, đoạn khi đọc cũng như khi giao tiếp. Ngôn ngữ hiểu giúp trẻ có khả năng giải mã nội dung bài học từ những bài văn, bài thơ,…
-
Ngôn ngữ diễn đạt: khía cạnh giúp trẻ hình thành năng lực bộc lộ, bày tỏ những mong muốn mà các em muốn truyền đạt thành lời. Năng lực này giúp trẻ có thể hoàn thành những bài học ở lớp 1 như kể chuyện hay tường thuật lại nội dung câu chuyện.
Phụ huynh có thể giúp trẻ dần hoàn thiện 2 khía cạnh bằng cách thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho trẻ, cũng như đặt câu hỏi kích thích tư duy và trí tò mò của trẻ, khơi dậy tiềm năng ngôn ngữ.
Ngoài ra, ở lứa tuổi này, các em hay gặp vấn đề về việc đánh vấn cũng như ghép chữ. Phụ huynh có thể giúp các em chia nhỏ các từ ra và lặp đi lặp lại nhiều lần để tăng khả năng ghi nhớ cho các em.
Đọc sách, kể chuyện giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ
Khả năng phát triển thể chất và năng lực vận động
Sự phát triển về mặt thể chất giúp trẻ có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện khi bước vào lớp 1.
Ở cấp độ này, bé cần có khả năng phát triển một vài kỹ năng vận động nhất định như khả năng sử dụng tay chân cơ bản để tự chăm sóc bản thân cũng như dùng thiết bị, vật liệu phục vụ cho việc học tập như kéo, thước, màu sắc, viết chữ,…
Ngoài ra, trẻ cũng cần tham gia một vài hoạt động thể chất và thể dục thể thao để duy trì lối sống lành mạnh từ nhỏ cũng như đảm bảo sức khỏe tham gia các hoạt động học tập và vui chơi trên lớp.
Năng lực phát triển nhận thức
Năng lực nhận thức giúp trẻ hình thành cảm quan về thế giới xung quanh cũng như có đủ khả năng để tiếp nhận và phát triển kiến thức từ thầy cô giáo.
Khả năng này đảm bảo các em đủ lớn về mặt nhận thức để hình thành những khái niệm cơ bản ( con số, chữ viết, con vật, cây cối,…), phân loại và phân biệt từng sự vật, sự việc ở mức độ cơ bản.
Khả năng nhận thức về việc đang tham gia môi trường học tập giúp các em có thể tập trung đủ lâu vào những bài học mà thầy cô truyền đạt, cũng như duy trì sự tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, năng lực nhận thức giúp các em có khả năng tự chăm sóc bản thân, hình thành thói quen học tập có nề nếp và giờ giấc, cũng như đưa ra ý kiến và đặt câu hỏi về những điều các em chưa biết hoặc chưa hiểu rõ.
Năng lực nhận thức kích thích tư duy của các em
Khả năng phát triển về mặt tình cảm và tinh thần xã hội
Sự phát triển về mặt cảm xúc giúp các em bày tỏ thái độ, tình cảm về những vấn đề trên lớp học cũng như khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Khả năng cảm xúc càng phát triển thì trẻ càng có năng lực thích nghi cao với môi trường học tập.
Tinh thần xã hội, gắn kết với mọi người xung quanh giúp các em dễ dàng hòa nhập môi trường học tập với bạn bè và thầy cô mới, chia sẻ và trò chuyện với nhau để cùng nhau học tập, cùng nhau phát triển.
Để giúp trẻ hình thích nghi tốt, phụ huynh có thể hướng dẫn và trang bị cho các em những quy tắc ứng xử phù hợp, bày tỏ lòng biết ơn cũng như bày tỏ thái độ xin lỗi khi cần thiết.
Tương tác với bạn bè và thầy cô giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp
Hy vọng qua bài viết trên, khi chuẩn bị cho con vào lớp 1, phụ huynh có thể chủ động trang bị kỹ năng, kiến thức cần thiết để quá trình học tập của các em diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.