Giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua kể chuyện

single image

Việc trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ tốt sẽ giúp trẻ rất nhiều trong quá trình học tập sau này. Chính vì vậy mà việc giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ là mục tiêu quan trọng nhất mà các chương trình giáo dục mầm non hướng tới.

Học từ đọc thơ, kể chuyện

Khi trẻ có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách mạch lạc, trẻ sẽ có thể dễ dàng tiếp cận được các môn khoa học khác như: Môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với Toán, Âm nhạc và tạo hình…

Đồng thời, trẻ còn có thể phát triển được khả năng ghi nhớ, tư duy, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ những sự việc, hiện tượng diễn ra hàng ngày.

chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ qua các câu chuyện

Do đó, việc đưa những giờ học kể chuyện, đóng kịch, hay đọc thơ vào chương trình giáo dục mầm non hiện nay cũng là điều mà các trường mầm non chú trọng. Việc dạy các bộ môn này cần được giáo viên đầu tư vào bài giảng thật kỹ vì nếu không sẽ khiến nó trở nên khô khan và đơn điệu đối với các học sinh. Giáo viên cần nắm được yêu cầu của bài dạy và những kỹ năng cần truyền đạt trong mỗi bài đó để có thể vận dụng được phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Trẻ em thường thích những câu chuyện có kết thúc có hậu hơn. Cha mẹ hay giáo viên cũng không nên kể những câu chuyện có kết thúc không có hậu cho trẻ, sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Đồng thời, những câu chuyện được chọn để kể cho bé cũng cần phải liên quan đến chủ đề của bài học ngày hôm đó. Như vậy mới giúp trẻ dễ dàng liên hệ thực tế được.

Các nhân vật trong chuyện phải là những nhân vật gần gũi với trẻ, nội dung chuyện cần phải mang tính giáo dục trẻ yêu những điều hay, điều tốt và tránh xa những điều xấu, gây hại… Giáo viên nên kết hợp thêm các bức tranh minh họa để giúp tạo hứng thú cho trẻ hơn khi nghe kể chuyện. 

>>> Tìm hiểu: Chương trình học hiện đại trường quốc tế Việt Úc

Vai trò của giáo viên trong giờ học kể chuyện

Vai trò của giáo viên trong giờ học kể chuyện rất quan trọng. Bởi trẻ mầm non vẫn chưa biết chữ, thế nên trẻ chỉ có thể hiểu được nội dung câu chuyện và tính cách của nhân vật tốt hay xấu là nhờ giọng kể của giáo viên và các chuỗi hoạt động giúp trẻ có hứng thú với câu chuyện hơn. 

các giáo viên mầm non dạy trẻ học qua việc kể chuyện

Do đó, giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên nên kể một cách diễn cảm, để cuốn hút trẻ nhập tâm vào câu chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện. Đối với từng nhân vật khác nhau, tính cách khác nhau nên có giọng kể trầm bổng khác nhau. Để làm được điều này, giáo viên cần nghiên cứu trước câu chuyện và đọc trước câu chuyện ở nhà. Bên cạnh đó, thì việc trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức về giáo dục, đạo đức để vận dụng vào các câu chuyện kể hàng ngày vào giáo dục trẻ.

Lồng ghép kể chuyện từ các hoạt động

Một trong những cách giúp giáo viên thay đổi không khí cho các giờ học kể chuyện của mình, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn đó là việc lồng ghép những hoạt động khác vào các giờ kể chuyện của mình. Bằng việc lồng ghép các hoạt động khác vào mỗi giờ kể chuyện sẽ thu hút được sự tham gia tích cực của trẻ hơn. Các hoạt động đó có thể là một cuộc thi kể chuyện giữa các nhóm trong lớp, hay việc giáo viên yêu cầu trẻ phát biểu cảm nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện sau khi được nghe kể chuyện. 

Trên hết, điều quan trọng nhất vẫn là giáo viên phải thực sự là những người yêu nghề, và luôn luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc trẻ. Đối với mỗi câu chuyện, mỗi bài học, giáo viên phải tìm hiểu kỹ nội dung của câu chuyện đó về ý nghĩa mà câu chuyện sẽ truyền đạt, về từng nhân vật trong câu chuyện đó.

Giáo viên cũng cần suy nghĩ ra nhiều hình thức khác nhau để kể câu chuyện cũng như lồng ghép câu chuyện vào các hoạt động khác nhau để giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo viên cần luôn luôn tìm tòi và học hỏi những kinh nghiệm để đổi mới cách giảng dạy của mình cho phù hợp với từng đối tượng trẻ để đạt được hiệu quả giảng dạy tốt nhất. 

chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ qua kể chuyện

Trẻ mầm non luôn rất yêu thích được khám phá, tìm tòi những điều mới lạ xung quanh mình. Vì thế, giáo viên cần nắm bắt được tâm lý này của trẻ từ đó thay đổi cách giảng dạy sao cho luôn luôn tạo được sự hứng thú trong trẻ, kích thích trẻ sáng tạo, chủ động tìm tòi, học hỏi. 

Hiện nay thì các khung chương trình giáo dục mầm non hầu như đã có sự thay đổi, do đó, các giáo viên cần liên tục có sự đổi mới trong cách giáo dục trẻ của mình. Điển hình như trường mầm non dân lập quốc tế Việt Úc, là một trong số trường luôn đi đầu trong việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển tư duy tích cực, học tập chủ động và sáng tạo. 

You may like