Giáo dục

Giáo dục mầm non – Làm thế nào để trẻ hứng thú tham gia vào việc nhà?

Cho trẻ tham gia làm việc nhà là một cách tuyệt vời để dạy trẻ trách nhiệm trong gia đình. Ngày nay, cuộc sống của chúng ta với tư cách là cha mẹ ngày càng bận rộn và khó để tìm thấy thời gian để hoàn thành mọi việc xung quanh nhà. Một cách để cân bằng giữa công việc và vui chơi là kết hợp chúng để cả gia đình cùng tham gia. Giáo dục mầm non sẽ giúp bố mẹ tìm ra cách khuyến khích con tham gia vào công việc của gia đình. 

Điều gì khiến cho trẻ không có hứng thú trong việc nhà?

Giáo dục mầm non khuyến khích bé làm việc nhà phụ giúp bố mẹ

Trẻ em cần hiểu công việc nhà là gì và bố mẹ mong đợi điều gì ở chúng. Do đó, giáo dục mầm non cho bố mẹ lời khuyên đó là hãy rõ ràng về những gì được coi là một công việc được hoàn thành tốt. Sự khích lệ qua những việc nhỏ cho tới các việc lớn mà con thực hiện tốt. Dành cho con một món quà, món ăn con yêu thích hay thậm chí chỉ là một lời khen khích lệ tinh thần cho con nhé. 

Cần thời gian để dạy cho trẻ làm việc nhà và thiết lập kỳ vọng. Cha mẹ và con cái bận rộn có thể dễ dàng sử dụng việc thiếu thời gian làm lý do để người lớn làm việc nhà hoặc bỏ dở các công việc đó. 

Ngoài ra, việc khiến cho con không có hứng thú trong công việc nhà đó là sự phân chia không đồng đều. Nếu có nhiều anh em trong gia đình sẽ sinh ra các suy nghĩ phân biệt. Bố mẹ cần phải làm việc tư tưởng, chia đều công việc với các con. Thảo luận về kế hoạch làm việc nhà với tư cách là một gia đình có thể tạo cơ hội cho trẻ nói lên mối quan tâm và giúp thiết lập một quy trình phù hợp với các thành viên trong gia đình. 

Cách giúp trẻ làm việc nhà

Giáo dục mầm non sẽ gợi ý cho bố mẹ một số cách để thu hút được sự chú ý cũng như khích lệ tinh thần phụ giúp việc nhà ở trẻ. 

Giao cho con các công việc đơn giản

Trẻ em dưới 2 tuổi có thể được giao các việc nhẹ như cất quần áo, dọn dẹp sau bữa ăn bằng cách vứt khăn giấy, lau bàn, hoặc tự tắt đèn trước khi đi ngủ. Giữ kỳ vọng thực tế khi trẻ còn rất nhỏ hoặc khi mới bắt đầu thực hiện. Mục tiêu đó là thiết lập thói quen và dạy cho trẻ trách nhiệm tự lập, chứ không phải là bàn tay sạch sẽ hay quần áo của trẻ được gấp gọn gàng như thế nào. 

Chọn những công việc phù hợp với lứa tuổi

Lựa chọn công việc phù hợp lứa tuổi con

Xác định rằng công việc nhà dựa trên mức độ phát triển: trẻ lớn hơn nên làm nhiều việc hơn. Những việc này có thể bao gồm một số công việc mất thời gian hơn một chút, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn và phức tạp hơn như: sắp xếp hoặc dọn dẹp bàn ăn, phân loại hoặc gấp quần áo, rửa bát, quét nhà,… 

Lập thời gian biểu cho việc nhà và hệ thống khen thưởng

Giáo dục mầm non cho biết rằng lịch và biểu đồ công việc không chỉ là hệ thống tổ chức tốt mà còn có thể được sử dụng để giúp củng cố các kỹ năng ngôn ngữ và toán học cho trẻ em. 

Cân nhắc thời gian làm việc nhà cho con

Giao hoặc lên lịch làm việc nhà vào thời gian phù hợp nhất với con bạn. Ngay sau khi tan học hoặc ngay trước khi đi ngủ là thời gian trẻ cần nghỉ ngơi thư giãn, có thể đây không phải là thời điểm tốt nhất để làm việc nhà. 

Tất cả thành viên trong gia đình đều tham gia

 

Mỗi thành viên trong gia đình đều phải chia sẻ công việc với nhau

Để giảm xung đột và phản kháng bằng cách hãy nói rõ với tất cả thành viên trong gia đình rằng “mọi người đều phải tham gia”. Cũng hợp lý khi khẳng định rằng bạn làm việc chăm chỉ như một phần nỗ lực của chính mình cho con thấy. 

Công nhận các công việc con hoàn thành tốt

Tìm sự cân bằng tốt giữ khen ngợi và ghi nhận nỗ lực của trẻ để hoàn thành công việc gia đình. Công việc nhà là một phần của cuộc sống và nên được coi đó là hoạt động đóng góp của gia đình hơn là một nhiệm vụ đòi hỏi sự khen ngợi một cách phiến diện. Đơn giản là nếu công việc được hoàn thành đúng giờ hãy ghi nhận sự nỗ lực của con. Tương tự vậy, phụ cấp cho các công việc nhà như một phương tiện để chia sẻ thu nhập gia đình cho “tất cả công việc chúng ta làm” có thể là một cách tốt để ghi nhận nỗ lực và dạy trẻ về tiền bạc. 

Cho con tham gia vào quá trình ra quyết định

Lắng nghe và đưa ra lựa chọn rõ ràng về nhiệm vụ. Hãy hỏi con thích công việc nhà nào, muốn dọn bàn ăn hay rửa chén dĩa. Nhưng hãy nhớ rằng bạn cũng có thể giao việc cho trẻ ngay khi trẻ không muốn, do đó là một phần trách nhiệm của con. 

Cố gắng giữ niềm vui

Tạo ra niềm vui trong công việc giúp trẻ hứng thú hơn

Công việc gia đình có thể là niềm vui đối với trẻ em. Việc giặt quần áo có thể liên quan đến các trò chơi như phân loại, kết hợp hay ném tất vào giỏ. Nghe nhạc có thể khiến công việc nhà thêm phần sống động. Hãy bật một bài hát nhỏ và điệu nhảy có thể trở thành một phần của việc cùng nhau ở nhà. 

>>> Xem thêm: Chương trình mầm non tại trường quốc tế Việt Úc – VAS

Kết, 

Giống như tất cả các khía cạnh của nuôi dạy con tốt cũng như giáo dục mầm non, việc nói hoặc viết về những kinh nghiệm dạy cho có trách nhiệm luôn dễ hơn khi bạn thực hành. Do đó, các bậc phụ huynh luôn cần có sự kiên nhẫn khi chỉ dẫn cho trẻ và bạn sẽ thấy những kết quả xứng đáng qua quá trình phát triển của con sau tất cả những nỗ lực đấy. 

You may like