12/12/2018
Kiến thức
Hướng dẫn cách dạy trẻ chậm nói
Việc nhận ra vấn đề bé chậm nói từ sớm và nhanh chóng can thiệp là điều cực kỳ cần thiết. Khi dạy trẻ cũng cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau giúp đem lại hiệu quả hơn.
1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển không giống nhau, có trẻ biết nói sớm, có trẻ biết nói muộn hơn. Đây là điều hoàn toàn là bình thường. Không có gì phải lo lắng.
Tuy vậy, đối với những trường hợp đặc biệt, khi đã bước qua các cột mốc phát triển ngôn ngữ lâu rồi, nhưng mà trẻ vừa chưa đạt được các thành tựu nên có của một đứa trẻ bình thường, thì lúc này bố mẹ không thể thờ ơ được nữa.
Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói, bố mẹ nên tham khảo :
3 – 4 tháng tuổi : không gây tiếng ồn hoặc gây tiếng ồn quá mức, ít mỉm cười và giao tiếp bằng mắt.
4 – 7 tháng tuổi : khó giữ đầu ổn định, khó khăn trong việc ngồi, không đáp ứng với tiếng ồn và nụ cười của người khác, không tương tác với đồ vật, tỏ ra thờ ơ với mẹ hoặc bố.
7 – 12 tháng tuổi : không bò, khó đứng thẳng ngay cả khi có sự hỗ trợ, thiếu sự tò mò, nói không thường xuyên, không sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
12 – 24 tháng tuổi : không thể đi bộ khi đã được 18 tháng, không thể sử dụng các vật dụng hàng ngày, không thể phát âm tối thiểu 6 từ khác nhau, không lặp lại và bắt chước câu nói của người khác, không làm theo hướng dẫn đơn giản từ phía người lớn.
3 – 5 tuổi : nói lắp, nói một cách khó khăn, kỹ năng vận động kém, các cảm xúc không ổn định.
2. Các cách dạy trẻ chậm nói
a. Sử dụng âm thanh đơn giản
Với trẻ mới bắt đầu tập nói, bạn nên sử dụng các từ đơn giản như a, ba,... Sau đó trẻ sẽ dần bắt chước và nói lại theo bạn. Nếu trẻ không nói theo bạn cũng cần hết sức kiên nhẫn nói lại cho bé nghe. Với mỗi từ bé lặp lại bạn nên vỗ tay khen ngợi bé để bé cảm thấy hào hứng hơn.
b. Nói chậm để bé dễ hiểu
Từ khi trẻ bắt đầu biết đi, bé có thể nghe hiểu được những điều bạn nói. Vì vậy việc cần thiết là bạn cần nói chậm lại, phát âm rõ ràng và có thể yêu cầu bé lặp lại câu bạn vừa nói và cố gắng hướng dẫn, chỉnh cách phát âm cho bé.
c. Dành thời gian chơi với trẻ
Nhiều bậc cha mẹ do quá bận rộn với công việc của mình nên không có nhiều thời gian bên cạnh con. Họ thường để cho trẻ chơi một mình với ti vi hay điện thoại. Sóng điện phát ra từ các thiết bị điện tử rất gây hại đến sự phát triển não bộ của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây lên chứng chậm nói ở trẻ.
Bạn cần phải dành thời gian tham gia các hoạt động vui chơi với trẻ. Trong quá trình vui chơi cần chú ý giao tiếp với trẻ bằng việc hỏi bé, khen ngợi hay mỉm cười với bé.
d. Nói với trẻ những điều bạn đang làm
Bạn cần chú ý để bé nghe mọi người nói chuyện càng nhiều càng tốt, thông qua quá trình nghe sẽ giúp trẻ chú ý và lặp lại những âm thanh mình nghe được.
Trong các hoạt động thường ngày với bé, bạn cần nói lại cho bé nghe những điều mình đang làm, giải thích cho bé về những hành động đó. Điều này giúp bé tích lũy được vốn từ vựng đáng kể.
e. Dạy trẻ một số kỹ năng giao tiếp cơ bản
Trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống mầm non thì kỹ năng giao tiếp chào hỏi người lớn đóng vai trò quan trọng giúp bé tự tin nói chuyện hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý dạy và khuyến khích trẻ học theo kỹ năng này. Để dạy trẻ, bạn cần nói trước làm mẫu sau đó yêu cầu bé lặp lại dần dần bé sẽ quen và bớt cảm thấy sợ hãi hơn.
f. Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe
Sử dụng cuốn truyện hay sách có nhiều màu sắc, hình minh họa cũng là một cách để tạo hứng thú cho trẻ chậm nói. Đây cũng được cho là phương pháp trị chứng chậm nói cho trẻ hiệu quả. Hầu hết trẻ em đều rất thích việc được ngắm nhìn những thứ nhiều màu sắc và hình ảnh. Chúng cũng rất thích và tò mò về những thứ được viết trong đó, những câu chuyện ba mẹ sẽ kể cho chúng nghe. Nhờ vậy, bé sẽ chú ý nghe hơn, thông qua đó bé ghi nhớ được một số lượng từ vựng lớn, đồng thời trong quá trình nghe, trẻ thường sẽ tò mò hỏi lại những thứ mình được nghe. Thông qua đó giúp trẻ luyện nói tốt hơn, và cũng góp phần tạo cho bé cảm giác được quan tâm, yêu thương. Giúp trẻ tự tin giao tiếp hơn.
g. Dạy trẻ nhận diện đồ vật
Bạn có thể dạy trẻ học nói thông qua việc giới thiệu các đồ vật, đồ chơi trong nhà để bé nhận diện được và yêu cầu bé nhắc lại tên của các đồ vật đó. Nhờ vậy giúp trẻ không những học nói được mà còn biết phân biệt các đồ vật xung quanh.
Ngoài các phương pháp dạy trẻ chậm nói trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp dạy trẻ khác tại đây.
Bài viết liên quan
Việc lựa cọn trường tiểu học quốc tế đúng đắn sẽ giúp cho trẻ em được học tập trong môi trường phát triển tốt và toàn diện nhất
Một danh sách tổng hợp các trường tiểu học quốc tế tại TPHCM sẽ giúp các gia đình dễ dàng tham khảo và chọn lựa môi trường tốt nhất cho con
Lớp 1 là năm đầu tiên bé bắt đầu đi học và tiếp xúc với các môn học ở trường lớp, bao gồm cả tiếng Anh
Chúng ta đều hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống của chúng ta nó như nào
Trẻ nhỏ là những mầm non của đất nước, mỗi đứa trẻ sẽ có cho mình những tài năng khác nhau, chỉ cần ba mẹ và nhà trường có cách giáo dục mầm non đúng cách cho trẻ để con được bộc lộ những tài năng thiên bẩm của mình
Lần đầu tiếp xúc với môi trường xa lạ ngoài gia đình, tâm lý trẻ sẽ có phần không ổn định
Đọc sách và xem tivi là 2 nguồn giúp trẻ tiếp cận được với nhiều thông tin cùng nhiều tri thức mới