Học cao học kinh tế mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp bởi vì sự phát triển kinh tế thời hội nhập đã thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhân lực trên thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, để theo học cao học kinh tế, các bạn cần thỏa mãn một số điều kiện sau đây.
1/ Thí sinh đã tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành hoặc những chuyên ngành có liên quan phù hợp với ngành mà bản thân đăng kí dự thi
Đây được xem là điều kiện bắt buộc cơ bản nhất mà mỗi cá nhân có ý định học cao học kinh tế hay cao học của bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần đảm bảo đầu tiên. Ở các bậc giáo dục cao hơn, chẳng hạnhọc cao học kinh tế với bậc đào tạo là thạc sĩ Quản trị kinh doanh, thì đòi hỏi các thí sinh cần có kiến thức nền tảng trước đó về ngành Quản trị Kinh doanh được đào tạo ở bậc đại học trước khi theo đuổi những kiến thức chuyên môn sâu hơn. Những nghiên cứu khoa học, dự án kinh doanh thực tế tại nhiều doanh nghiệp khi học thạc sĩ sẽ không dừng lại để chờ đợi những bạn trẻ còn chưa đủ kiến thức về lĩnh vực hoặc không có kiến thức về lĩnh vực do trước đó các bạn học khác ngành.
2/ Đối với từng chuyên ngành dự thi cao học kinh tế cụ thể, thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành đó
Chẳng hạn bạn có ý định dự thi chuyên ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các bạn phải có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành Luật trước đó. Trong trường hợp bằng cấp tốt nghiệp đại học của bạn không phải các ngành liên quan thì các bạn phải đăng ký một khóa học bổ sung kiến thức theo quy định của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
3/ Những sự chứng nhận văn bằng tốt nghiệp đại học và giấy tờ có liên quan của các chương trình hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cần được công chức bằng tiếng Việt và có văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
Điều kiện này đã có từ lâu trong các quy định tuyển sinh của các trường, nhưng có lẽ diều kiện này càng đúng trong tình hình có quá nhiều trường đào tạo với các chương trình liên kết quốc tế nổi lên như hiện nay. Nhiều trường với “mác ngoại” đã thu hút không ít sinh viên tham gia các chương trình cử nhân kinh tế nhưng chất lượng đào tạo thì thật sự không được đánh giá cao. Tệ hơn nữa là nhiều trung tâm đào tạo mới này còn không có sự chứng nhận hay công nhận rõ ràng từ các cơ quan giáo dục có liên quan trong và ngoài nước. Như vậy, khi những tấm bằng đại học này được xét duyệt khi các bạn dự tuyển vào trường đại học đào tạo thạc sĩ kinh tế, cơ hội được chấp nhận là rất thấp.
4/ Bao gồm điều kiện sức khỏe
Điều kiện này có thể ít được lưu tâm bởi nhiều sĩ tử vì có thể bạn cảm thấy nó…chẳng liên quan gì cả. Tuy nhiên, đây là điều kiện cơ bản được quy định tại nhiều trường đại học chất lượng khi xem xét các hồ sơ dự thi của sĩ tử. Chỉ đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần, các bạn mới có thể tham gia những chương trình học cao học kinh tế chất lượng đồng thời có sức lực trải qua các áp lực có thể các bạn sẽ gặp phải trong quá trình học tập.
Điều kiện về ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng
Điều kiện này rất quan trọng và đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện đại và hội nhập ngày nay. Trình độ ngoại ngữ được nhiều nhà tuyển dụng xem xét là yếu tố quan trọng để tuyển dụng các ứng viên vì rõ ràng “tôi sẽ không tuyển anh nếu anh không đủ trình độ ngoại ngữ để đọc hiểu các điều khoản hợp đồng với đối tác bằng tiếng Anh, hoặc anh không thể giao tiếp lưu loát với nhiều khách hàng từ các quốc gia khác”.
Nhiều chương trình đào tạo bậc cao học tại các trường luôn đề cao điều kiện về ngoại ngữ trong tuyển sinh và thậm chí luôn chú trọng nâng cao và cải thiện vốn ngoại ngữ của học viên trong suốt thời gian học tập tại trường. Hầu hết các chương trình học cao học kinh tế hiện nay đặt ra các điều kiện tuyển sinh bên ngoài những yêu cầu về hồ sơ và điều kiện học thuật thì điều kiện ngoại ngữ sẽ đi song song. Trong đó các chứng chỉ anh văn được quốc tế thừa nhận thường xoay quanh IELTS, Toeic, Toefl…
Rất mong rằng những thông tin về điều kiện cần có để học cao học kinh tế sẽ giúp các cá nhân đang có ý định này hiểu kỹ hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn cho các chương trình tuyển sinh cao học sắp diễn ra nhé!