Giáo dục

Tại sao nên kết hợp chương trình học STEM vào giảng dạy?

single image

Chương trình học STEM hay giáo dục STEM không phải là khái niệm xa lạ với nhiều bậc phụ huynh hiện đại, nhưng là khái niệm mà không phải phụ huynh nào cũng hiểu đúng. STEM có thể hiểu là cách tổ chức một chương trình giảng dạy thực tế, trong đó có tích hợp của 4 yếu tố: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Toán học (Math). Thay vì dạy từng môn học rời rạc và riêng biệt, STEM tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp học sinh chạm đến tận gốc của vấn đề và thấy được tính ứng dụng của các kiến thức tưởng chừng như khô khan.

chương trình học stem 1

Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.

Tại sao nên kết hợp STEM vào chương trình học thuật các cấp?

Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM.

>>>Xem thêm: Có nên lựa chọn trường trung học quốc tế để theo học?

Các trường phổ thông có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câu lạc bộ. Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập nâng cao trình độ, triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh, diễn ra định kỳ, trong cả năm học.

chương trình học stem 2

Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM còn là cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM.

Bên cạnh đó, giáo dục STEM giúp người học dần hình thành, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong mỗi bài học có lồng ghép chủ đề STEM, các tình huống được đặt ra cho học sinh sát với thực tiễn và liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết các vấn đề, học sinh sẽ cần vận dụng các kiến thức không chỉ thuộc lĩnh vực các môn học về kỹ thuật, mà còn liên quan đến lịch sử, địa lý, ngôn ngữ,… thông qua sách giáo khoa, học liệu hay thực nghiệm, nghiên cứu tại nhà trường.

Chương trình học STEM khuyến kích các học sinh tư duy sáng tạo và khả năng phản biện trong học tập, khác hoàn toàn với cách học thụ động trước kia. Người học sẽ phải hiểu rõ được bản chất của các kiến thức, giúp chúng đọng lại trong trí nhớ và mở rộng tri thức của học sinh.

chương trình học stem 3

Ngoài ra, giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

Các trường quốc tế kết hợp chương trình học STEM vào giảng dạy

Theo một dự báo từ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ lực lượng lao động STEM dự kiến sẽ tăng 23% trong vòng ba năm tới với tỷ lệ các nghề nghiệp STEM sẽ là:

  • Khoa học máy tính – 71%
  • Kỹ thuật truyền thống – 16%
  • Khoa học vật lý – 7% 
  • Khoa học đời sống – 4% 
  • Toán học – 2% 

Nhu cầu tuyển dụng các công việc có liên quan đến STEM không chỉ tăng ở Hoa Kỳ mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới. Như tại Vương quốc Anh, Học viện Kỹ thuật Hoàng Gia dự báo đến năm 2020 sẽ cần có 100.000 sinh viên chuyên ngành STEM mỗi năm để đáp ứng nhu cầu lao động, hay ở Đức đang thiếu hụt 210.000 công nhân lĩnh vực STEM….

chương trình học stem 4

Nắm bắt được xu hướng cơ hội nghề nghiệp toàn cầu, các trường dân lập quốc tế tại Việt Nam như VAS cũng đã phổ biến chương trình giảng dạy kết hợp với định hướng giáo dục STEM từ cấp tiểu học trở lên. Hướng đi đổi mới kết hợp với tiềm lực mạnh về chất lượng trong giáo dục đào tạo của các trường đã và đang là tiền đề cho sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai.

Giáo dục định hướng STEM là phương pháp giáo dục hàng đầu đang được các quốc gia phát triển áp dụng trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Chương trình học STEM không nhằm mục đích hướng người học phải trở thành nhà toán học, khoa học hay kỹ sư phần mềm mà tạo dựng cho người học khả năng tự học, tư duy ngôn ngữ – những kĩ năng thiết yếu để đáp ứng công việc của thời đại công nghệ 4.0, khơi dậy niềm đam mê học tập và mở ra cánh cửa nghề nghiệp rộng lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới.

You may like