Trẻ nhỏ là những mầm non của đất nước, mỗi đứa trẻ sẽ có cho mình những tài năng khác nhau, chỉ cần ba mẹ và nhà trường có cách giáo dục mầm non đúng cách cho trẻ để con được bộc lộ những tài năng thiên bẩm của mình.
1. Tập cho trẻ làm văn
Điều quan trọng khi dạy cho trẻ đã phát triển năng lực hình dung hình ảnh là dạy trẻ sử dụng tài năng đó cho nhiều mục đích khác nhau. Có một số phụ huynh cũng như giáo viên cứ liên tục đưa ra các bài luyện tập hình ảnh cho trẻ trong khi trẻ đã thấy được các hình ảnh rồi và con có thể bắt đầu cảm thấy chán. Một khi trẻ đã có thể nhìn thấy hình ảnh, thì bước quan trọng tiếp theo là dạy trẻ cách sử dung những hình ảnh đó. Khi trẻ đã có thể hình dung hình ảnh được rồi, bạn chỉ cần gợi ý về một cảnh tượng nào đó thì ngay lập tức hình ảnh ấy sẽ xuất hiện ở trong đầu trẻ một cách sống động. Giúp con học những bài học trên lớp bằng các hình ảnh là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu con học bơi, hãy giúp con bơi trong tưởng tượng. Nếu con học nhạc, hãy hướng dẫn con chơi nhạc cụ hoặc hát bằng các hình ảnh tưởng tượng. Bất kể môn học nào cũng đều thích hợp để học bằng cách tưởng tượng. Và chẳng bao lâu, ba mẹ sẽ nhận ra rằng những gì con có thể nhìn thấy trong tâm trí sẽ xảy ra trong hiện thực – đúng như con đã tưởng tượng. Cô Okazaki, mẹ của Susumu lớp Năm đã yêu cầu con viết về hoạt động làm vệ sinh mùa xuân. Trước khi cậu bắt tay vào viết thật, bà nói cậu tập trung nhìn vào một điểm của quyển vở, rồi hướng dẫn cậu tưởng tượng ra một hình ảnh chấm tròn đó lớn dần lên, biến thành một khung cảnh cậu đang làm vệ sinh. Susumu nói rằng: “Trong hình đó, con nhìn thấy mình đang nói rất nhanh mẹ à”. Mẹ cậu trà lời: “Con hãy viết lại những gì con đã nói và đã làm trong hình ảnh tưởng tượng đó vào bài văn nhé. Mẹ nghĩ con nên viết cả những điều mọi người ở đó nói với con nữa”. Bình thường Susumu phải khó khăn lắm mới viết được nửa trang giấy cho môn tập làm văn. Lần này, cậu đã có thể viết rất nhanh một câu chuyện thú vị dài tận ba trang. Hơn nữa, khi giáo viên ở trường giao bài tập viết về số Pi, Susumu liền nhắm mắt lại và hình dung ra một hình ảnh mình đang đi đến Ai Cập gặp Archimedes. Susumu đã viết lại bài học nghe được từ Archimedes và giáo viên ở trường đã khen ngợi cậu rất nhiều về bài viết đầy sáng tạo này.
2. Dạy con cách vẽ tranh
Khi cho con tập vẽ, sẽ rất tuyệt nếu bạn gợi ý con vẽ lại hình ảnh con đã tưởng tượng ra. Dưới đây là một bức thư của một người mẹ có cậu con trai học lớp Năm đã học được cách tưởng tượng ra các hình ảnh rõ ràng. Bé trai lớn nhà tôi có một cuốn nhật kí hình ảnh và tôi nhận thấy các bức tranh con vẽ trong đó ngày càng đẹp hơn. Tôi thường nói với con rằng con vẽ rất đẹp nhưng viết thì chưa tốt lấm (Lẽ ra tôi không nên nói như vậy). Đến một hôm, tôi buột miệng nói răng: “Con vẽ tranh đẹp thế mà sao không thử vẽ truyện tranh nhỉ? Chỉ 1 cần một câu chuyện với bốn khung hình là được rồi”. Con đồng ý và bắt đầu nhắm mắt lại. Sau đó con nói: “Con nhìn thấy rồi” và bắt đầu vẽ. Cả tôi và chồng đều chưa bao giờ vẽ truyện tranh cả. Cho dù lúc đó (sáu tháng trước) các bức tranh của con không thực sự đẹp, nhưng bây giờ con đã vẽ rất đẹp. Nhiều lần vợ chồng tôi hỏi con: “Làm sao con vẽ được như vậy?” thì đều nhận được câu trả lời rằng: “Khi con cảm thấy thích vẽ truyện tranh, những bức hình đó tự động hiện ra. Các nhân vật tự xuất hiện và nói chuyện với nhau. Rồi bức hình cứ tự động di chuyển còn con chỉ cần chia chúng thành bốn phần rồi vẽ lại thôi”. Con tôi cũng bắt đầu vẽ tốt hơn. Trước khi con bắt đầu vẽ, tôi hướng dẫn con tưởng tượng mình trở thành họa sĩ Millet nổi tiếng, và các bức tranh của con ngày một đẹp hơn. Đây chính xác là điều giáo sư Shichida đã dạy tôi để giúp nâng cao khả năng vẽ tranh của con. Thực lòng, tôi không trông đợi bất cứ thay đổi gì quá lớn bởi trước đó những bức tranh của con vẽ không tốt lắm. Nhưng giờ thì các bức vẽ của con đã thực sự tiến bộ hơn rất nhiều. Con hoàn thành mỗi bức tranh trong cuốn sổ phác họa của mình trong khoảng mười lăm phút. Khi các bức vẽ của con kín hết quyển sổ, tôi nhận thấy cứ một trong mỗi năm bức vẽ của con lại mang hơi hướng mỹ thuật giống như họa sĩ con đã tưởng tượng trước khi vẽ. Tôi nói với con hãy hòa hợp tinh thần của con với tinh thần của họa sĩ và giúp con hình dung ra hình ảnh con đang trở thành họa sĩ đó. Và thế là, dù con chưa từng học qua bất kì khóa học cơ bản nào, nhưng con đã có thể vẽ một cách dễ dàng. Tôi thực sự rất ngạc nhiên về điều này.
3. Viết thư pháp
Có lần trong buổi hỏi – đáp sau bài thuyết trình của tôi, một giáo viên dạy thư pháp ở trường trung học đã hỏi tôi làm thế nào để áp dụng phương pháp giáo dục não phải vào lớp học thư pháp. Việc dạy thư pháp có thể được tiến hành theo giống cách dạy hội họa. Trước giờ học, việc hít thở sâu và thiền tập để thư giãn tâm trí là rất quan trọng. Bước này sẽ giúp bộ não chuyển sang các chức năng ghi nhớ bằng hình ảnh của não phải. Sau đó hãy để các học sinh nhìn chăm chú vào một bức thư pháp trong một khoáng thời gian ngắn để có thể ghi nhớ bức thư pháp đó như một hình ảnh. Kế đó, hãy úp bức thư pháp xuống và yêu cầu các học sinh dùng tâm trí tái tạo lại hình ảnh bức thư pháp đã nhìn thấy theo cách hình dung hình ảnh. Nên bắt đầu bằng cách ghi nhớ một kí tự đơn giản dưới dạng hình ảnh. Chẳng hạn, hãy giúp bé ghi nhớ kí tự “…..” (asa, nghĩa là “buổi sáng”) dưới dạng hình ảnh để bé có thể viết kí tự đó bằng cách nhớ lại. Trong quá trình tưởng tượng, bé có thể chủ tâm hình dung kí tự “…..” trên giấy, thì hình ảnh của kí tự đó sẽ hiện ra trên giấy. Lúc đó, hãy yêu cầu bé tô theo nét hình bé thấy trên giấy và bé sẽ viết được kí tự rất cân đối, hài hòa. Một ông bố nhận thấy các chữ trên bức thư pháp mừng năm mới của cậu con trai mình có những nét chưa được cân đối. Vì biết con mình có khả năng hình dung hình ảnh tốt, ông đã quyết định thử áp dụng phương pháp não phải vào việc viết thư pháp của con. Ông bảo cậu nhắm mắt lại và để tâm trí thư giãn. Sau đó ông nói: “Con có thể ghi nhớ được các mẫu chữ viết chỉ trong nháy mắt. Con có thể nhìn thấy hình ảnh mẫu chữ đó trên giấy nên con chỉ cần tô theo các nét con nhìn thấy là được mà”. Kể từ đó, các nét chữ của cậu đã thay đổi. Trước đó, kỹ năng viết của cậu rất yếu, nhưng bây giờ chữ viết của cậu đã đều hơn và cậu đã đạt được huy chương bạc trong một cuộc thi viết thư pháp ở trường. Bé Hiroya Yamano, một cậu học sinh lớp Năm đã giải thích rằng sau khi nhìn một mẫu chữ, cậu có thể hình dung các kí tự của mẫu chữ mà cậu sẽ viết trên giấy, đó là vì năng lực tưởng tượng của cậu đã phát triển tốt. Cậu nói rằng cậu chỉ đơn giản tô theo các nét cậu nhìn thấy trên giấy và cảm thấy rất hài lòng với nét chữ của mình.
4. Chơi nhạc cụ
Bé Shiho Kanda bắt đầu được giáo dục não phải từ năm lớp Hai. Đến năm lớp Năm, cô bé đã có khả năng hình dung ra các hình ảnh. Sau đó, bé đã học cách chơi nhạc cụ bằng những hình ảnh mình tưởng tượng. Cô bé rất yêu âm nhạc và có thể chơi tốt nhiều loại nhạc cụ, như dương cầm, đàn điện tử và đàn Koto. Hai năm trước, Shiho tham gia cuộc thi đàn Koto toàn Nhật Bản. Cuộc thi hứa hẹn sẽ mở ra con đường thành công cho người chiến thắng. Đêm trước ngày thi, cô bé đã thực hành bài tập tưởng tượng. Vào buổi sáng ngày thi, bé nói rất tự tin rằng: “Trong hình ảnh tưởng tượng, con thấy mình biểu diễn rất tốt. Nên con tin rằng hôm nay con sẽ hoàn thành tốt bài thi”. Đối mặt với những thí sinh được đánh giá là “Báu vật quốc gia [Nhật Bản]”, cô bé đã chơi đàn tự nhiên và hồn nhiên đến mức lay động được cảm xúc của rất nhiều người trong khán phòng. Các giám khảo đánh giá rất cao bài thi của bé và nhận xét: “Shiho rất tài năng, cô bé có kĩ thuật cực tốt và có khả năng cảm thụ âm nhạc rất tinh tế”. Vào lúc bế mạc cuộc thi, một phụ nữ trung niên đã tiến lại gần bé và nói: “Khi nghe cháu chơi, nước mắt tôi không ngừng rơi. Tôi thực sự xúc động”. Và Shiho cảm thấy rất tự hào. Khi năng lực hình dung hình ảnh của não phải được phát triển, ngay cả những bé học lớp Bốn, lớp Năm cũng có thể nắm bất ngay các cao độ hoàn hào và bắt đầu chơi đúng một đoạn nhạc bất kì, thậm chí chỉ sau một lần nghe. Nhưng tiến bộ trong kỹ năng chơi nhạc của trẻ khiến các nhạc trưởng cũng phải ngạc nhiên. Bé Yuto Kageyama chín tuổi đã được áp dụng phương pháp giáo dục não phải từ nhỏ. Cậu theo học vĩ cầm, và mặc dù không tập luyện nhiều, cậu vẫn tiến bộ rất nhanh vì có thể chơi lại theo đúng những gì mà giáo viên đã chơi mẫu cho cậu nghe.