Giáo dục kỹ năng sống mầm non cho trẻ không giống như giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các lứa tuổi khác. Một phần do trẻ ở lứa tuổi mầm non tâm sinh lý có sự khác biệt và nhạy cảm hơn so với những đứa trẻ khác nên cha mẹ cần hết sức lưu ý khi dạy con. Dưới đây là một số điều mà VAS muốn các bậc phụ huynh lưu ý trong quá trình giáo dục kỹ năng sống mầm non cho con.
1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mầm non
Trước tiên, VAS muốn các bậc phụ huynh hiểu được về những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non để cha mẹ có thể hiểu về con của mình hơn. Đối với trẻ mầm non, trẻ đã có thể quan sát thế giới và có cái nhìn rộng hơn so với giai đoạn trước đó. Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu có hiểu biết về những khái niệm thời gian, không gian biến đổi thú vị. Trẻ bắt đầu hiểu được thế giới xung quanh mình thực sự phức tạp với trẻ và bắt đầu nhận ra được sự khác nhau giữa thật và giả. Chính vì vậy mà trẻ thường đưa ra rất nhiều câu hỏi về thế giới xung quanh mình.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ bớt bướng bỉnh và nghịch ngợm như ở 2 tuổi. Lúc này khả năng tập trung của trẻ cũng tăng lên một chút so với giai đoạn trước và trẻ có xu hướng thích chơi đùa cùng với các bạn đồng trang lứa hơn là chơi với bố mẹ như trước. Các biểu lộ cảm xúc của trẻ lúc này cũng phong phú và nắm bắt được nhiều cảm xúc của người khác hơn. Trẻ ở tuổi lên 3 cũng rất để ý tới cảm xúc của người khác nên luôn muốn làm cho người lớn hài lòng và được người khác khen ngợi, yêu thương.
>>> Xem thêm: Cách giáo dục trẻ ở các trường Nhật bản
2. Giáo dục kỹ năng sống mầm non cho trẻ như thế nào?
Trẻ mầm non nhận thức và hành vi của trẻ như tờ giấy trắng, mọi hành vi của trẻ lức này đều là tự phát nên cha mẹ cần chú ý dạy dỗ con kỹ năng sống mầm non một cách cẩn thận để hướng con trở thành đứa trẻ ngoan, thành người tốt trong xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là xây dựng kỹ năng sống tốt cho trẻ để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Vậy nên ba mẹ hãy là người hướng dẫn cho trẻ biết cách thích nghi và thể hiện bản thân mình tốt.
Trẻ mầm non chưa hề có chút kỹ năng nào về xã hội và môi trường sống xung quanh mình vậy nên cần có cha mẹ ở bên để hướng dẫn trẻ. Dưới đây sẽ là 5 kỹ năng sống mầm non cơ bản nhất mà VAS muốn cha mẹ có thể áp dụng vào trong việc nuôi dạy con mình ở lứa tuổi mầm non.
a. Kỹ năng sống mầm non tự phục vụ bản thân
Khi trẻ đi học tại trường mầm non, trong lớp thường chỉ có 1 giáo viên phụ trách trông giữ trên 20 trẻ, nên sẽ rất khó khăn cho giáo viên để trông coi hết tất cả các em và chăm sóc cho các em mọi thứ từ việc dẫn các em đi vệ sinh cho tới lấy cơm, nước uống…. Do đó cha mẹ cần phải dạy con các kỹ năng này ngay tại nhà để con tự mình biết phục vụ bản thân mình tốt hơn. Trẻ biết tự phục vụ bản thân mình cũng sẽ có tính tự lập cao hơn các đứa trẻ khác. Khi trẻ biết tự phục vụ bản thân trẻ cũng sẽ giúp cho bố mẹ giảm bớt gánh nặng trong việc chăm sóc con và yên tâm tập trung vào làm các công việc khác hơn. Các kỹ năng mà cha mẹ nên dạy để con biết tự phục vụ bản thân như tự vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, tự lấy đồ ăn và đồ uống khi cần…
Khi mới dạy bé các kỹ năng tự phục vụ bản thân có thể sẽ rất khó khăn do trẻ chưa quen, nhưng cha mẹ cần kiên trì dạy trẻ nhiều lần, như vậy khi trẻ quen rồi trẻ có thể tự mình làm mà không cần bạn phải ở bên quan sát hay hướng dẫn nữa.
b. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Trẻ mầm non có nhận thức về thế giới xung quanh vẫn còn kém nên thường rất dễ gặp nguy hiểm. Nhiều kẻ xấu thường lợi dụng đặc điểm này của trẻ để lừa gạt, bắt cóc và làm hại trẻ. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải dạy trẻ một số kỹ năng sống cần thiết để giúp trẻ có thể xử lý và ứng phó với các tình huống không may gặp phải kẻ xấu như vậy.
Bên cạnh những tình huống gặp phải người xấu, chúng ta đều có thể thấy rằng xung quanh bé có rất nhiều những đồ vật khác cũng rất nguy hiểm đối với bé. Cha mẹ không thể tránh khỏi việc đôi khi để những thứ này gần bé gây nguy hiểm với bé được. Vậy nên điều cần thiết là hãy dạy cho trẻ biết về các tác hại của những đồ vật này nếu con không sử dụng cẩn thận thay vì chỉ cấm con không được đụng vào những món đồ đó. Trẻ nhỏ có tính tò mò rất cao vậy nên đối với những việc bạn càng cấm con mà không có lời giải thích rõ ràng nào thì sẽ càng khiến con muốn làm hơn.
c. Tạo dựng kỹ năng tự lập
Khi con lớn và tự biết đi lại thì cha mẹ không thể lúc nào cũng bên con 24/24h được nữa. Vậy nên cha mẹ càng cố gắng bao bọc, bảo vệ con không để con tự làm bất cứ gì sẽ càng gây nguy hiểm cho con hơn khi con hơn. Cha mẹ hãy nên dạy con các kỹ năng sống mầm non tự lập. Hãy cho con biết cách phân biệt giữa đồ ăn được và đồ không ăn được để tránh việc trẻ luôn tự nếm các đồ vật mà chúng cho rằng nó giống đồ ăn. Hay khi trẻ bị ngã hãy để trẻ tự mình đứng dậy thay vì việc cha mẹ chạy tới đỡ bé dậy. Hãy tạo cơ hội cho trẻ làm những công việc nhỏ trong gia đình phù hợp với sức lao động của bé, để bé tham gia vào các công việc trong gia đình.
d. Kỹ năng giao tiếp
Đối với trẻ nhỏ kỹ năng giao tiếp cũng rất cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của bản thân để cho người khác hiểu được ý của bé. Trẻ nhỏ có vốn từ vựng rất ít nên thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý cho người khác và diễn đạt không rõ ý khiến người khác không hiểu được ý của trẻ. Nếu cha mẹ không dạy trẻ cách diễn đạt ý của mình trẻ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người và dần trở lên nhút nhát khi phải nói chuyện với mọi người. Do đó, việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp còn được thể hiện qua việc trẻ luôn luôn hiểu được các quy tắc lễ phép thông thường. Trẻ biết lễ phép, chào hỏi với người lớn, biết cảm ơn và xin lỗi hay nói những lời yêu thương quan tâm người khác cũng sẽ rất được mọi người xung quanh yêu quý. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách nói chuyện với bạn bè hay người lạ để giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với người khác.
e. Dạy con sự tự tin
Tự tin vào bản thân mình là kỹ năng cần thiết. Việc trẻ tự tin sẽ giúp trẻ biết cách thể hiện bản thân mình trước đám đông như thế nào hay biết được bản thân mình như thế nào, có khuyết điểm ra sao để từ đó khắc phục và rèn luyện bản thân tốt hơn.
Giáo dục kỹ năng sống mầm non cho trẻ cần đến sự kiên nhẫn bởi vì trẻ lúc này gần như không có bất cứ kỹ năng gì và không hiểu biết quá nhiều về thế giới xung quanh mình. Ngoài ra việc tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm cũng là điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy trẻ kỹ năng sống được. Môi trường của trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc VAS được coi là môi trường rất tốt để trẻ phát triển các kỹ năng sống mầm non của mình. Phương pháp giảng dạy trẻ mầm non của VAS khác với hầu hết các trường khác ở chỗ trường tập trung vào việc phát triển kỹ năng sống mầm non cho trẻ thay vì dạy trẻ làm quen với các kiến thức văn hóa quá nhiều.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và tìm hiểu thêm thông tin về VAS và cách trường dạy các em học sinh về kỹ năng sống mầm non tại đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/post/day-con-ky-nang-song-tu-lap