Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng được sự bao bọc kỹ lưỡng của gia đình. Tuy nhiên theo thời gian trẻ lớn lên và phải bước ra ngoài tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau và ba mẹ không lúc nào cũng ở bên cạnh vì vậy cần dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học từ bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối quy hiểm hay đối tượng xấu bên ngoài. Chính vì vậy, bài viết dưới đây là những kỹ năng tự bảo vệ bản thân và ứng phó với tình huống mà ba mẹ nên hướng dẫn cho con trẻ.
Thế nào là kỹ năng bảo vệ bản thân?
Kỹ năng bảo vệ bản thân là nhận thức của trẻ về sự việc xung quanh và cách tự bảo vệ bản thân an toàn. Trẻ có kỹ năng này giúp tránh xa những mối nguy hiểm khi khám phá thế giới bên ngoài. Giai đoạn từ 4-12 tuổi dễ gặp phải nhiều nguy hiểm do đây là thời kỳ con tò mò với mọi thứ xung quanh nhưng chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu.
Tại sao nên dạy con bảo vệ bản thân từ sớm?
Từ 3 tuổi trẻ có thể tự đi chơi hay tham gia các hoạt động cùng bạn bè. Xã hội ngày càng đa dạng đi cùng với phức tạp luôn có những hành vi xấu xuất hiện xung quanh trẻ. Báo cáo tình trạng hành vi xâm hại trẻ em chỉ ra có nhiều trẻ do thiếu kỹ năng tạo cơ hội cho kẻ xấu dụ dỗ. Từ thực trạng trên, việc bảo vệ trẻ em là việc làm rất cần thiết nên cha mẹ cần trang bị cho con các kỹ năng bảo vệ bản thân từ nhỏ để xây dựng cho trẻ môi trường phát triển lành mạnh và an toàn.
Các kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ bản thân
Kỹ năng bảo vệ trước người lạ
Trẻ con rất dễ đi theo người lạ nếu được cho món đồ yêu thích. Vì thế dặn trẻ tuyệt đối không đi theo bất kỳ người lạ nào. Các mẹ nên dặn đi dặn lại điều này nhiều lần với con. Và thực hành với trẻ bằng cách thử cho trẻ kẹo và hỏi bé đi theo hay không? Hãy cho bé tình huống là có người lạ đến và dẫn bé đến chỗ mẹ. Nếu ba mẹ đến đón trẻ ở trường nên dặn trẻ chỉ chơi trong khuôn viên trường và chỉ cho trẻ những người có thể nhờ giúp đỡ như chú bảo vệ, chú công an,…
>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống tiểu học cho trẻ
Chỉ trẻ bảo vệ các bộ phận trên cơ thể
Mẹ nên chỉ trẻ gọi tên các bộ phận trên cơ thể về tầm quan trọng của các bộ phận đặc biệt. Đây là điều quan trọng cần ưu tiên khi bắt đầu dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân. Việc giáo dục sinh lý chưa được các mẹ Việt quan tâm như ở phương tây. Việc tiếp cận thông tin qua phim ảnh, internet có thể đưa đến các kiến thức không tốt cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên định hướng từ đầu cho trẻ.
Dạy trẻ bảo vệ các bộ phận riêng tư
Nói cho trẻ biết một vài bộ phận trên cơ thể không được để người khác nhìn thấy hay đụng vào. Ngoại trừ ba mẹ giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ thăm khám dưới sự theo dõi của ba mẹ thì không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể đặc biệt là vùng nhạy cảm.
Mẹ nên lồng ghép cách dạy trẻ trong hoạt động hằng ngày. Ví dụ nói bé biết về các bộ phận khi tắm. Không cho ai đụng vào vùng kín của con hay yêu cầu con chạm vào vùng kín của người khác.
Dạy trẻ bảo vệ bản thân khi đi lạc
Với nhu cầu vui chơi của trẻ, có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc xảy ra nơi công cộng. Đặc biệt ở trung tâm thương mại, công viên,… Vậy nên, ba mẹ nên giúp con có những kiến thức ứng xử cần thiết. Ví dụ cho con học thuộc tên tuổi, số điện thoại của ba mẹ, địa chỉ nhà,… Tuy nhiên vì hoảng sợ trẻ sẽ quên hết những thông tin này nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của ba mẹ.
Kiến thức an toàn giao thông
Đây là kỹ năng quan trọng với trẻ khi tham gia vào xã hội. Cha mẹ nên giúp con hiểu một số loại biển báo cơ bản hay quy tắc đi trên đường,…
Điều lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân
Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ
Nói chuyện là cách đơn giản gắn kết tình cảm gia đình. Để ba mẹ hiểu được vấn đề và suy nghĩ của con, từ đó có hướng giải quyết vấn đề. Chia sẻ hằng ngày là cách biết được trẻ đang gặp các đối tượng nào. Và khi có vấn đề xảy ra có thể giải quyết ngay.
Không quát mắng
Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ thường không đủ bình tĩnh để giải thích cho con nguyên nhân nên dễ quát mắng trẻ. Đối với vấn đề này, cha mẹ nên đặt mình vào tình huống của con để bình tĩnh và giải thích cho con hiểu.
Kết,
Hiện nay có rất nhiều lớp hay khóa học kỹ năng sống cho trẻ tiểu học. Tuy nhiên ba mẹ vẫn luôn là người đồng hành cùng trẻ, chia sẻ và dạy trẻ các kỹ năng để tránh các sự cố một cách tốt nhất. Giúp trẻ phát triển trong môi trường an toàn và lành mạnh.