Giáo dục

Cách phát triển kỹ năng sống mầm non giao tiếp cho trẻ

single image

Việc phát triển kỹ năng sống mầm non giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng. Không chỉ giúp trẻ phát triển não bộ tốt hơn mà còn giúp cho bé dễ dàng giao tiếp và hòa nhập với xã hội sau này. Vậy cách để phát triển kỹ năng sống mầm non giao tiếp cho trẻ là gì. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Mở rộng vốn từ vựng cho trẻ

Việc mở rộng vốn từ vựng cho trẻ giúp trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc giao tiếp và diễn đạt ý với người khác. Để mở rộng thêm vốn từ và học cách ghép bạn có thể thêm vào những câu nói hàng ngày của bạn. Đồng thời bạn cũng nên thường xuyên nói chuyện và chỉ cho bé về ý ngĩa của những việc mình đang làm. Bạn có thể chọn cách diễn tả những từ mới một cách vui nhộn tạo hứng thú cho bé sẽ giúp bé ghi nhớ từ vựng lâu hơn.

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non giao tiếp

2. Tập cho trẻ chủ động

Bạn cần tập cho trẻ có ý thức chủ động tìm đến mọi việc hoặc tự động phải nói để trẻ quen dần với việc giao tiếp. Bạn có thể tập cho bé bằng cách cố tình quên đi một thói quen nào đó có trong nếp sinh hoạt hàng ngày của bé. Tình huống này sẽ bắt buộc bé phải tự làm việc đó hoặc hỏi cha mẹ. Như vậy sẽ tập cho bé được tính chủ động.

3. Tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn

Việc tạo cơ hội cho bé lựa chọn sẽ giúp cho bé quen với việc nói ra mong muốn của mình. Điều này sẽ rèn luyện sự tự tin cho bé trong việc nêu lên quan điểm cá nhân của mình. Bạn nên tập cho bé việc lựa chọn giữa hai phương án để bé cảm thấy dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

>>> Xem thêm: các hoạt động vui chơi cho trẻ tại trường mầm non quận 3

4. Làm mẫu cho bé bắt chước

Trẻ nhỏ vẫn còn chưa biết gì nhiều nên chúng thường xuyên thích quan sát người khác và bắt chước theo. Nhờ việc bắt chước này trẻ sẽ học được nhiều thứ. Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé cha mẹ nên khuyến khích con sử dụng từ ngữ để diễn tả các hành động mình đang làm thường ngày theo bạn.

5. Thêm những vật mới lạ

Bạn có thể bổ sung vốn từ vựng cho bé bằng cách thêm những vật mới lạ vào trong môi trường của bé. Khi bé thấy xuất hiện thứ mới bé có thể sẽ tò mò và hỏi hoặc bạn có thể chủ động giới thiệu cho bé biết về nó. Bằng cách này không chỉ giúp bé tăng vốn từ vựng mà còn giúp phát triển kỹ năng sống mầm non giao tiếp cho bé. 

cách dạy trẻ kỹ năng sống mầm non giao tiếp

 6. Dùng hình ảnh minh họa

Đây cũng là một cách để giúp bé phát triển kỹ năng sống mầm non giao tiếp cho trẻ. Trẻ nhỏ rất thích những vật nhiều màu sắc vì thế bạn có thể lợi dụng điểm này để giúp bé học từ mới. Bạn có thể hỏi bé tìm hình ảnh của chiếc ô tô. Và chỉ cho bé biết ô tô có hình dáng như thế nào, công dụng…. 

7. Tạo môi trường thân thiện cho bé

Thay vì chê trách khi bé không biết diễn đạt từ ngữ hay bỏ lơ những lời bé nói khi bé đang cố diễn đạt ý nghĩ của mình cho bạn hiểu, bạn hãy tỏ ra kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của bé. Đồng thời khi bé nói sai hoặc không tìm được cách diễn đạt ý muốn của mình, bạn hãy giúp bé bằng cách đưa ra những gợi ý cho bé và diễn giải lại cho bé hiểu và ghi nhớ. 

Bạn cũng nên hỏi bé về những câu chuyện bé gặp phải khi đi học, những người bạn bé gặp và chơi ngày hôm nay…. Nhờ vậy sẽ tạo cơ hội cho bé nói chuyện nhiều hơn với bạn và dần dần học được cách giao tiếp. 

8. Dạy bé lễ phép với người lớn

Việc dạy bé luôn lễ phép với người lớn là việc rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng sống mầm non giao tiếp cho trẻ. Khi bé có thói quen luôn chào hỏi lễ phép với người lớn, cũng sẽ tạo cơ hội cho bé và người lớn giao tiếp với nhau. Nhờ đó bé học được nhiều điều trong quá trình giao tiếp với người khác. 

9. Học có sự chỉ dẫn của cha mẹ

Đối với những trẻ chưa biết nói, bạn có thể áp dụng cách này. Tức là dùng hành động kèm lời nói để mô tả cho bé hiểu về những gì bé đang được nhìn thấy. Nhờ quá trình tiếp thu kiến thức dựa trên hành động đi kèm với âm thanh. Bé sẽ dễ dàng hiểu được những gì cha mẹ đang nói hơn. Ví dụ như bạn có thể mô tả hành động bé đang làm là lắp ráp mô hình lego. Lúc này bạn cần chú ý theo dõi từng hành động của bé và mô tả cho bé hiểu bé đang làm gì và hành động đó được gọi là gì. Từ đó trẻ dần biết được và có thể học hỏi được kỹ năng giao tiếp, trẻ cũng hiểu được mối quan hệ giữa hành động và lời nói mô tả hành động.

kỹ năng sống mầm non giao tiếp dành cho trẻ

Ngoài những kỹ năng sống mầm non giúp cha mẹ dạy bé giao tiếp ở trên. Trong suốt chặng đường mầm non của mình trẻ còn cần phải học thêm nhiều kỹ năng sống mầm non khác để có thể giúp bé hoàn thiện bản thân, hình thành khả năng sống tự lập, không phụ thuộc vào cha mẹ khi ra ngoài xã hội. Cha mẹ có thể tham khảo các kỹ năng sống mầm non đó tại đây.

You may like