Kiến thức

Đọc sách và xem tivi có tốt cho trẻ?

single image

Đọc sách và xem tivi là 2 nguồn giúp trẻ tiếp cận được với nhiều thông tin cùng nhiều tri thức mới. Nhưng những trẻ quá chú tâm vào 2 việc này mà sao nhãng những vấn đề khác trong cuộc sống thì liệu đọc sách và xem tivi có thật sự tốt cho bé? 

Để biết rõ hơn về vấn đề này hãy tham khảo một vài thông tin dưới đây nhé!

1. Xem tivi quá nhiều liệu có tốt cho bé?

Bởi vì xem tivi là một hoạt động thụ động, nó làm chậm quá trình học tập, cản trở sự sáng tạo và là nguyên nhân khiến trẻ trở nên quá khích. Đúng là trẻ có thể học được nhiều kiến thức thông qua ti vi nhưng vì đây là hoạt động thụ động nên trẻ sẽ học được ít hơn nhiều so với việc tham gia trực tiếp.

Các con số thống kê đã chỉ ra rằng trẻ con xem tivi từ bốn giờ trở lên trong một ngày có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ xem tivi dưới mức này. Tivi can thiệp vào công việc bằng cách khiến trẻ không quan tâm tới khung cảnh xung quanh. Chúng không để ý tới những việc mà mình cần làm. Hãy cố gắng tắt tivi trong vài ngày.

Sau khi những hiện tượng như vậy giảm dần, bọn trẻ sẽ bắt đầu các hoạt động khác cho bản thân và phát triển các mối quan hệ với mọi người tốt hơn. Chúng sẽ trở nên có trách nhiệm hơn trong việc giải trí thay vì cứ chán là bật tivi lên. Hầu hết các gia đình đều có tivi, nhưng họ sẽ được lợi nhiều hơn nếu cắt giảm giờ xem tivi của bé.

Ngoài ra, để bé sao nhãng việc xem tivi, ba mẹ có thể đăng kí cho trẻ học tại các trường mầm non như VAS, tại đây bé sẽ có thêm bạn bè để vui chơi và phát triển kỹ năng giao tiếp với xã hội. Hơn thế nữa, những ngôi trường như VAS còn cung cấp nhưng kỹ năng và kiến thức mới cho trẻ, trẻ không chỉ dừng lại ở việc học tiếng mẹ đẻ mà còn phát triển thêm vốn ngoại ngữ ngay từ nhỏ với chương trình dạy song ngữ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Phòng học tại trường VAS

2. Tâm trạng bé thay đổi do đọc sách quá nhiều

Tùy thuộc vào từng loại, sách có thể là một thứ tương tự như ti vi. Sau khi đọc xong một cuốn tiểu thuyết tình cảm, người đọc sẽ có cảm giác trầm lặng, cần có một sự điều chỉnh trở lại với thế giới thực. Thông thường đôi khi sẽ xuất hiện sự thất vọng, chán nản, khiến cho trẻ khó mà bắt đầu trở lại với công việc hoặc bài tập. Đọc truyện cũng có thể là một cách trốn tránh và phương cách để trì hoãn, ngăn trở các môi quan hệ lành mạnh.

Bạn có từng đọc những bài báo nói rằng, “cha mẹ cần có thời gian để giảm bớt sức ép khi họ từ cơ quan về nhà để thích nghi với sự thay đổi trong môi trường?” Trẻ con, cũng như người lớn, cần có những điều chỉnh.

Sau giờ ở trường học hay khi trở về từ nhà ông bà, hay từ tiệc sinh nhật, trẻ đều cần điều chỉnh để thích nghi. Một bà mẹ nói: “Bọn trẻ nhà tôi thường gặp vấn đề khi trở lại với lịch sinh hoạt thường ngày sau chương trình chiếu phim hoạt hình buổi sáng thứ Bảy kết thúc.” Một bà mẹ khác thì thấy rằng nếu cô đọc cho đứa con trai 2 tuổi của mình nghe một câu chuyện mà cậu bé thích hay là đi dạo một lát với cậu, sau đó cậu bé sẽ tự chơi trong khi cô chuẩn bị bữa tối.

Nhu cầu về thời gian cho sự điều chỉnh này có thể là một thói quen uống sữa và ăn nhẹ sau giờ ở trường. Hay có thể đơn giản là học theo mẫu chuyện sau: Một cậu bé ở độ tuổi mầm non và cha mẹ của mình đã đồng ý sử dụng dấu hiệu bằng tay khi căng thẳng xuất hiện – một dấu hiệu ngầm nói “hãy để con điều chỉnh một chút”. Cha mẹ cậu khi đó sẽ nhận thấy được điều này và điều chỉnh những mệnh lệnh của mình vào khoảng thời gian này cho phù hợp.

Mặc dù đọc sách là một cách giải trí tốt nhưng ba mẹ cần quản lý thời gian và loại sách mà trẻ đọc, đưa ra khung thời gian giải trí hợp lý để trẻ không phải chú tâm quá nhiều hoặc nhập vai vào các nhân vật trong câu chuyện quá lâu, sẽ gây ảnh hưởng tâm trạng của trẻ.

Nếu trẻ rất thích đọc sách, ba mẹ có thể kết hợp điều này để khuyến khích trẻ học tập. Ví dụ như nếu trẻ học tốt, ba mẹ sẽ dẫn bé đi nhà sách vào mỗi cuối tuần để bé vừa có thể đọc sách, vừa có thể làm quen được bạn mới. Hoặc nếu trẻ học tốt hay làm việc nhà phụ giúp bố mẹ thì ba mẹ sẽ thưởng cho con một quyển sách mà bé yêu thích.

Sự kết hợp này sẽ vừa giúp ba mẹ kiểm soát được bé, lại vừa tạo động lực thúc đẩy cho bé học tập tốt hơn.

Mong rằng những chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích cho ba mẹ và giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con tốt hơn.

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may like