Giáo dục

4 cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả

Tuổi dậy thì là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm, lúc đó tâm lý của trẻ sẽ có những thay đổi vô cùng phức tạp. Đây là khoảng thời gian mà nhiều phụ huynh dễ mắc sai lầm trong việc giáo dục con. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức về cách dạy con tuổi dậy thì là vô cùng quan trọng, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả

Cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả

Đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với con

Trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ thường trải qua những biến động bất thường. Tâm hồn của con trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương bởi những tác động nhỏ từ môi trường xung quanh. Lúc này, trẻ thường thể hiện cái tôi của bản thân một cách rõ rệt thông qua những hành động tự quyết. Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm và chú ý đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp cho con. Cần nhớ rằng, việc hút thuốc, uống rượu bia, chơi cờ bạc và các thói quen không tốt khác là cấm kỵ và con không nên thực hiện chúng ở độ tuổi này.

Cha mẹ có thể thiết lập các quy định về giờ giới nghiêm để con tuân theo, tuy nhiên cần có sự linh hoạt. Thay vì áp đặt một cách quá khắt khe, cha mẹ nên thảo luận cùng con và giải thích rõ ràng về những hậu quả, các mặt lợi hại của những thói quen không tốt. Quản lý quyền giới hạn của con cần được thực hiện một cách linh hoạt và có lý do, để con không cảm thấy bị tù túng quá mức. Tuy nhiên, việc buông lỏng cho con thỏa sức tự do không kiểm soát cũng có thể khiến trẻ đi vào các thói hư tật xấu.

Không nên áp đặt quá khắt khe với con

Không nên áp đặt quá khắt khe với con

Luôn lắng nghe con

Thế hệ trẻ ngày nay phát triển theo các hướng khác so với thế hệ cha mẹ. Sử dụng các phương pháp giáo dục truyền thống không phù hợp có thể nhận lại những phản ứng tiêu cực từ con. Cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả là cha mẹ cần dành thêm thời gian để cập nhật sự đổi mới của thời đại và thích nghi với những thay đổi này, từ đó giúp việc dạy dỗ con trở nên hiệu quả hơn.

Trong giai đoạn này, trẻ thường muốn tỏ ra khác biệt và thể hiện bản thân để thu hút sự chú ý của mọi người. Có thể có vài lúc con muốn làm những điều như xỏ khuyên, cắt tóc, xăm mình,…theo mốt như bạn bè cùng lứa. Cha mẹ nên hiểu và chấp nhận một cách thoải mái, xem xét những nguyện vọng thích hợp và cho phép con thực hiện trong giới hạn mà cha mẹ vạch ra. Đặt ra những quy định về khen thưởng và trách phạt rõ ràng có thể thúc đẩy trẻ học tập tích cực, phấn đấu cho những ước mơ của mình,

>>> Tham khảo: Ba mẹ nên dạy con ở tuổi dậy thì như thế nào?

Làm một người bạn tri kỷ với con

Cha mẹ nên cởi mở hơn trong cách giao tiếp, không nên quá nghiêm khắc và không cho phép con thể hiện sự vui vẻ, đùa giỡn với mình. Hãy nắm thêm những thay đổi trong xã hội hiện đại để dễ dàng trò chuyện, tránh tình trạng con trở nên nổi loạn trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Trò chuyện với con như một người bạn

Trò chuyện với con như một người bạn

Khi con cảm thấy bạn là người tin cậy thực sự, trẻ sẽ dễ dàng mở lòng tâm sự với bạn về chuyện vui buồn trong cuộc sống hàng ngày, từ những câu chuyện về bạn bè cùng lứa, đặc biệt là về tình yêu tuổi trẻ. Trong các cuộc trò chuyện, bạn có thể đưa ra những lời khuyên có ích khi con gặp khó khăn, kèm với việc giáo dục con về tình yêu, quan hệ tình dục, và cách ứng phó khi gặp các tình huống xâm hại,…

Tạo cơ hội cho trẻ tự lập

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ từ một tư duy luôn phụ thuộc vào ba mẹ sẽ dần muốn thể hiện sự tự chủ trong suy nghĩ của mình. Con bắt đầu có mong muốn tham gia vào việc đóng góp ý kiến và tự quyết định các vấn đề cá nhân. Vì thế, cách dạy con tuổi dậy thì thông minh là tạo ra môi trường để trẻ phát triển khả năng tự lập và đưa ra quyết định, nhưng vẫn trong giới hạn được đặt ra và đảm bảo an toàn (như cho phép trẻ lựa chọn quần áo theo sở thích cá nhân, tự sắp xếp không gian phòng, chọn lựa bộ môn học yêu thích,…).

Hơn nữa, việc tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ độc lập cũng giúp trẻ học cách tự giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Tự chủ trong việc hành động có thể giúp trẻ phát triển lòng tự tin, khả năng đạt được mục tiêu, và xây dựng sự trưởng thành. Điều này cũng giúp trẻ hình thành khả năng tự lập mà không cần phụ thuộc vào người khác.

>>> Tham khảo thêm: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này, các phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về cách dạy con tuổi dậy thì. Việc hướng dẫn con trong giai đoạn này không phải lúc nào cũng đơn giản, vì vậy, các bậc cha mẹ nên dành thời gian quan tâm và tìm hiểu về những phương pháp hữu ích để giúp con phát triển một cách tốt nhất.

You may like