Giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là từ 12 tháng đến 3 tuổi. Nhiều cha mẹ và giáo viên thường mắc một số sai lầm dẫn đến việc hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ của các em. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 sai lầm thường gặp và gợi ý cách khắc phục hiệu quả những lỗi trên, giúp cha mẹ đồng hành hiệu quả cùng bé trên con đường chinh phục ngôn ngữ.
Những lỗi ba mẹ thường gặp phải trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Sau đây là 5 sai lầm mà các bậc phụ huynh có thể mắc phải trong quá trình rèn luyện ngôn ngữ cho bé:
1. Bỏ qua giai đoạn “bập bẹ” khi đang phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Nhiều ba mẹ cho rằng chỉ cần nói được những câu hoàn chỉnh mới là tốt. Tuy nhiên, giai đoạn “bập bẹ” đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi ở giai đoạn này, các em đang tập luyện các cơ quan phát âm và sắp xếp các âm thanh để tạo thành từ chính xác. Nếu không được khuyến khích bập bẹ, các bé có thể chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần được chú trọng bởi các bậc phụ huynh
2. Sử dụng ngôn ngữ “bé hóa”
Nhiều cha mẹ thường sử dụng ngôn ngữ “bé hóa” khi nói chuyện với trẻ, ví dụ như “bé đi uý”, “bé ăn ngon”. Ngôn ngữ “bé hóa” thường sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và có âm điệu nhẹ nhàng, vui vẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng này có thể khiến trẻ khó học được cách sử dụng ngôn ngữ chính xác.
3. Không đọc sách cho bé nghe
Đọc sách là một cách tuyệt vời để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Khi ba mẹ không đọc sách, trẻ sẽ bị hạn chế vốn từ vựng, khả năng diễn đạt và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, khả năng đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng trong học tập. Các bé không được đọc sách từ nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, hiểu bài giảng và hoàn thành bài tập ở trường.
Thế giới diệu kỳ mở ra qua những câu chuyện của thầy cô VAS
4. Hạn chế cho việc giao tiếp
Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với trẻ em, giúp thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân, kết nối với người khác và học hỏi về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vì lo lắng hoặc thiếu hiểu biết mà hạn chế cho việc giao tiếp, điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của trẻ như chậm nói, nói ngọng, hạn chế vốn từ vựng và khả năng diễn đạt
5. So sánh với các bạn đồng trang lứa
Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Việc so sánh bé với các bạn khác có thể khiến các bé cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ. Điều này có thể khiến các em học sinh nản lòng và bỏ cuộc, dẫn đến sự chậm phát triển ngôn ngữ. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa ba mẹ và trẻ, khiến bé trở nên xa cách và khó bảo hơn.
>>>Xem thêm: Mẹo hay giáo dục ngôn ngữ cho con mà phụ huynh nên bỏ túi
Cách khắc phục sai lầm trong rèn luyện ngôn ngữ cho bé
Tạo ra sân chơi ngôn ngữ thú vị cho trẻ mẫu giáo
Trước hết, ba mẹ nên tạo ra môi trường giao tiếp phong phú với nhiều chủ đề liên quan đến trường lớp hay đơn giản chỉ là những thứ bé yêu thích, có thể là thú cưng hoặc đồ chơi. Tiếp theo, phụ huynh nên đặt câu hỏi để kích thích tư duy và khả năng ngôn ngữ, đơn nhiên đây là hoạt động tương tác 2 chiều với nhau.
Cô và trò tương tác trong tiết học âm nhạc tại VAS
Các ba mẹ hãy cố gắng tạo môi trường cởi mở để bé thoải mái đặt câu hỏi mà không sợ mắc sai lầm. Điều đó sẽ giúp bé trở nên tự tin hơn khi giao tiếp và biết cách sử dụng từ ngữ cho đúng.
Sự quan trọng của kho báu tri thức – sách
Sách là món quà vô giá bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ nhỏ. Để biến sách thành kho báu tri thức cho bé, ba mẹ cần đồng hành cùng con trên hành trình này với sự kiên nhẫn, thấu hiểu. Đầu tiên, việc lựa chọn sách phù hợp với độ tuổi của bé mầm non. Sách dành cho trẻ nhỏ nên ưu tiên có hình ảnh minh họa sinh động, màu sắc bắt mắt, nội dung đơn giản và dễ hiểu.
Thứ hai, ba mẹ cần tạo không gian ấm cúng, yên tĩnh để các em có thể tập trung vào việc đọc sách. Giọng điệu kể chuyện sinh động sẽ thu hút sự chú ý của bé và biến giờ đọc sách thành khoảng thời gian gắn kết yêu thương của gia đình.
Lời kết
Nuôi dưỡng ngôn ngữ cho bé là hành trình vun đắp những mầm non tri thức để mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp cha mẹ nhận thức được những hạn chế và điều chỉnh cách tiếp cận phù hợp cho quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách toàn diện và tự tin.
>>> Xem thêm: Nuôi dạy trẻ tiểu học: Đừng quên trang bị kỹ năng sống thiết yếu