Giáo dục

Tìm hiểu về các cấp độ truyền thông cho người mới bắt đầu

single image

Để một chiến dịch truyền thông có được kết quả tốt, người làm truyền thông cần xác định được các cấp độ truyền thông. Vậy truyền thông là gì và  làm sao xác định được các cấp độ truyền thông? Hãy cùng bài viết làm rõ hơn.

Truyền thông là gì?

Truyền thông (communication) là một sự lan truyền thông tin giữa hai chủ thể chính gồm người cho và người nhận.  

– Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận.

– Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.

Hiểu hơn về PR và các cấp độ truyền thông

Truyền thông gồm ba thành tố là nội dung, hình thức, và mục tiêu. 

– Nội dung truyền thông có thể không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.

  • Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. 
  • Truyền thông bằng lời được thể hiện bằng ngôn từ.
  • Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định. Các biển báo giao thông là một dạng truyền thông biểu tượng.

– Truyền thông thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình.

– Mục tiêu truyền thông có thể là cá nhân, tổ chức, hay cả cộng đồng.

Quá trình truyền thông diễn ra liên tục. Người làm truyền thông (PR) là người giúp cho quá trình này diễn ra hiệu quả.

Hiểu hơn về các cấp độ truyền thông

Các cấp độ truyền thông

Phân loại các cấp độ truyền thông

Các cấp độ truyền thông có nhiều cách phân loại.

Theo thời gian: gồm có các cấp độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tính chất và giá trị truyền thông cũng sẽ khác nhau, tùy từng cấp độ. 

Người làm truyền thông cần hiểu và có hành động hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu truyền thông, xác định chiến lược thời gian cho truyền thông là dài hay ngắn tùy vào nhu cầu và mục đích của tổ chức.

Các cấp độ truyền thông phân loại theo thời gian hoặc theo đối tượng

Theo đối tượng: gồm có các cấp độ Cá nhân, Nhóm, Đại chúng. Ở cấp độ này, hình thức, tính chất và lợi ích của truyền thông là khác nhau.

Lúc này, người làm truyền thông và các hoạt động truyền thông có nhiều ý nghĩa khác nhau. Đây là tiêu chí cần và đủ để đạt được kết quả phát triển thương hiệu bền vững.

Các cấp độ truyền thông theo đối tượng

Cấp độ 1 – Cá nhân

Đây là cấp độ truyền thông thấp nhất nhưng cũng cơ bản nhất. 

  • Chủ thể: một cá nhân hay một tổ chức
  • Thực hiện: cá nhân hay tổ chức riêng lẻ, độc lập
  • Nhóm công chúng: địa phương, khách hàng hay các cá nhân riêng lẻ cần quan tâm.

Ở cấp độ này, người làm truyền thông chỉ tập trung vào họ là chính, mọi thứ được thực hiện một cách tự lực. Các chiến lược PR không được xem xét cẩn thận, ý tưởng sáng tạo yếu kém và không ấn tượng gì với công chúng. Một số trường hợp, còn gây ra hiệu ứng ngược. Do đó, truyền thông cấp độ này được gọi là “PR được nhìn bằng đôi mắt cận thị”.

Một số biểu hiện khác của truyền thông cấp độ cá nhân:

– Các lãnh đạo xem nhẹ việc chăm sóc hình ảnh truyền thông. Họ thường thuê một số công ty làm truyền thông không chuyên nghiệp để thực hiện những hình thức PR nhỏ lẻ và rời rạc, không đem đến hiệu quả gì.

– Các cá nhân đặc biệt như các chính trị gia, nhà khoa học, nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên,… Họ thực hiện truyền thông cá nhân với với mục tiêu dài hạn với nhiều phương pháp khác nhau, và có thể rất thành công.

Các cấp độ truyền thông chưa đạt hiệu quả

Cấp độ 2 – Nhóm

Cấp độ truyền thông này được chú trọng hơn cấp độ cá nhân nhưng chưa đủ tầm ảnh hưởng và hiệu quả truyền thông thực sự.

  • Chủ thể: nhóm người, các công ty
  • Thực hiện: câu lạc bộ, hiệp hội, công ty truyền thông
  • Đối tượng: một khu vực hay các nhóm công chúng đa dạng

Cấp độ truyền thông theo nhóm được gọi là cấp độ trung bình. Các hoạt động truyền thông xoáy quanh những chính sách hay lợi ích của nhau hoặc là trong một nhóm tổ chức nhỏ, một vài công ty với nhau thông qua những kế hoạch mang tính ngắn và trung hạn, nhằm tối ưu hóa lợi ích kinh tế hơn là phát triển và xây dựng thương hiệu bền vững.

Hoạt động truyền thông ở cấp độ này thường mang tính chủ quan và làm theo kinh nghiệm. Trong khi đối tượng mục tiêu thường được hưởng lợi ích tương đối trọn vẹn còn các đối tượng khác thì không được hưởng lợi gì hoặc có lợi ít rất thấp.

Cấp độ 3 – Đại chúng

Đây là cấp độ cao nhất mà bất cứ người làm truyền thông nào cũng phải hướng đến. Cấp độ này thể hiện ý nghĩa nhân văn nhất, nền tảng nhất, và đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Chủ thể: tập đoàn, các tổ chức lớn
  • Thực hiện: nhóm chuyên gia PR các lĩnh vực, các công ty truyền thông chuyên nghiệp
  • Đối tượng: hầu hết toàn bộ công chúng

Hoạt động truyền thông do một bộ phần PR chuyên nghiệp đảm trách, đôi khi cũng cần hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền như chính phủ, cơ quan thẩm định, tổ chức chuyên môn,….

Các cấp độ truyền thông theo đối tượng: đại chúng

Kết

Bạn đã hiểu hơn về các cấp độ truyền thông? Nếu bạn cần thêm những gì đầy đủ và thực tiễn hơn, hãy đến ngay với khóa học online dành cho truyền thông tại VietnamWorks Learning.

– Tìm Hiểu Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Chuyên Nghiệp Cho Người Mới Bắt Đầu

– Cẩm Nang Chinh Phục Ngành Truyền Thông Hiệu Quả

Chúc bạn thành công!!!

You may like