1. Giáo dục mầm non bằng cách nuôi dưỡng trái tim và tâm hồn của trẻ
Khi nuôi nấng một đứa trẻ, điều cần thiết là giữ cho con có một tâm hồn rộng mở. Thông thường, trẻ em không có khả năng sử dụng những khả năng tiềm tàng nếu chúng có những hình ảnh tiêu cực về bản thân trong tiềm thức. Vô tình, các bé tin rằng điểm số kém, ốm yếu hoặc khả năng hạn chế của chúng sẽ làm bố mẹ buồn lòng. Nếu bạn có thể bỏ những suy nghĩ tiêu cực và giúp con nhận thức được khả năng bẩm sinh của mình, con sẽ bắt đầu biết sử dụng những khả năng này. Bước tự chuyển biến này là một nấc thang quan trọng trong con đường tới thành công của bé. Nếu con cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, cánh cửa tâm hồn con sẽ rộng mở. Khi bố mẹ biết cách truyền tải tình yêu thương và chữa lành vết thương tâm hồn con, đứa trẻ sẽ bắt đầu thay đổi mạnh mẽ.
Ví dụ: Daisuke đang học lớp Năm. Bố mẹ bé tự hỏi tại sao điểm số của cậu lại kém như vậy, đặc biệt là so với em gái học lớp Ba và em trai học lớp Một. Mẹ cậu bé đến buổi thuyết trình của tôi và tôi nhận ra rằng người mẹ đang vô tình làm tổn thương tâm hồn con trai mình. Đêm đó, mẹ cậu ôm chật cậu trong lòng và xin lỗi con vì đã nhìn nhận cậu một cách tiêu cực và nói những lời khó nghe làm con buồn. Mẹ cậu còn nói với cậu rằng từ trong sâu thẳm trái tim, bà yêu cậu rất nhiều. Sau đó một thời gian ngắn, mẹ cậu bé vô cùng ngạc nhiên vì cậu bắt đầu có tỉ lệ chọn phương án đúng cao hơn rất nhiều so với hai em của mình trong các trò chơi phát triển não phải (điển hình là trò chơi giác quan và luyện trí nhớ). Điều này giúp cậu bé cảm thấy tự tin và điểm số ở trường của cậu cải thiện nhanh chóng. Bố mẹ cậu đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng cậu có một trí nhớ tồi. Chính bởi vì vết thương trong lòng, cậu bé khép mình lại trong chiếc vỏ ốc. Khi bố mẹ gửi đến cho cậu một thông điệp yêu thương vô điều kiện và khen ngợi, cậu thay đổi nhanh chóng và thành một em bé thông minh và rất đáng yêu.
2. Nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực để bảo vệ bộ não của con
Tâm trí và bộ não có quan hệ mật thiết với nhau. Các chức năng của não hoạt động nhu thế nào phụ thuộc vào tâm trí. Nếu não bô của các bé hoạt động tốt, thì các bé có thể hồi phục sau những chấn thương thể chất và tinh thần hoặc cải thiện điểm số ở trường. Não bộ con người được phân thành hai phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phán não trung gian nằm ở giữa hai bán cầu. Phần não trung gian ở vị trí trung tâm của não bộ, điều hành chức năng tạo động lực theo đuổi mục tiêu và khả năng tự chữa lành. Cơ chế hoạt động của phần não trung gian đã được thiết lập từ khi trẻ mới sinh ra. Cụ thể hơn, phần não trung gian bao gồm hai vùng: vùng đồi não và vùng dưới đồi. Đầu tiên, vùng đồi não là nơi tập trung các dây thần kinh hoạt động. Vùng dưới đồi điều khiển các thông tin mang tính cảm xúc, ví dụ nhu từ chối bất cứ thông tin nào gây khó chịu. Đây là cơ chế mà não bộ sử dụng để ngăn chặn những thông tin mang lại cảm xúc tiêu cực.
Nếu việc từ chối tiếp nhận thông tin này xảy ra thường xuyên, một phản ứng sinh học tiêu cực hình thành và não bộ sẽ không còn có khả năng phản hồi trước bất cứ loại thông tin nào nữa. Một khi xu hướng hành vi này được định hình ở vùng đồi não, thì vùng dưới đồi, nơi điều khiển hệ thống thần kinh độc lập không thể hoạt động tốt. Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Một bộ não thiểu năng xuất hiện vì não bộ dừng hoạt động ngay từ giai đoạn đầu tiên. Tâm hồn của một em bé có bộ não không hoạt động tốt thường sẽ trở nên khép kín. Nếu cha mẹ có những ý nghĩ tiêu cực, và đối xử với trẻ bằng những cảm xúc và ngôn ngữ tiêu cực não bộ của trẻ sẽ không thể thực hiện tốt các chức năng. Vùng đồi não sẽ bưng bít lại mọi cánh cửa phát triển tâm hồn của trẻ, từ chối tiếp nhận các thông tin tiêu cực (suy nghĩ của bố mẹ). Sau đó, khu não trung gian nơi đóng vai trò trung tâm của sự thông thái sẽ càng không thể hiện những chức năng tuyệt vời của mình. Bố mẹ nên hiểu rằng chính tình yêu vô điều kiện, suy nghĩ và thái độ tích cực của bố mẹ sẽ gợi mở sự phát triển vùng đồi não cho con. Sự phát triển của vùng đồi não này làm xuất hiện những khả năng của vùng não trung gian và cho phép não bộ hoạt động ở mức tốt nhất. Với những chia sẻ trên, chắc hẳn ba mẹ đã có cho mình phương pháp giáo dục mầm non cho trẻ rồi phải không nào?.