Giáo dục

Tâm sự thật của một kỹ sư công nghệ thông tin bắt đầu học tiếng Anh

single image

Tiếng Anh là một kỹ năng không thể thiếu với mọi người trong thời đại ngày nay. Mỗi lần đi thuyết giảng cho những nhóm sinh viên trẻ theo học công nghệ thông tin và kỹ thuật, mình luôn chia sẻ với các bạn là bên cạnh việc đầu tư cho kỹ năng chuyên môn thì bắt buộc phải học tiếng Anh thật tốt và giao tiếp được với người nước ngoài. Sự chênh lệch giữa một người biết sử dụng tiếng Anh và một người ù ù cạc cạc tiếng Anh là vô cùng lớn. Để giải đáp cho câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ về việc học tiếng Anh hiệu quả. Mình dành ra chút thời gian và kinh nghiệm của cá nhân mình để chia sẻ tất cả những gì mình biết, hy vọng có thể tạo ra một chút động lực để các bạn trẻ giữ vững tinh thần học hỏi và tạo dựng tương lai cho mình. 

Hành trình học tiếng Anh gian nan nhưng không nản

Đầu tiên phải khẳng định một lần nữa là so sánh với tiếng Anh của rất nhiều người thì mình không khá hơn họ là bao. Mình thỉnh thoảng vẫn sử dụng sai ngữ pháp khi nói, vốn từ vựng không đủ để lấy ra diễn đạt nên ý sẽ không trôi chảy lưu loát. Tuy nhiên mình nhận thấy hiện tại những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp hàng ngày với những người đến từ các quốc gia nói tiếng Anh mình có thể tự tin sử dụng mà không gặp vấn đề gì lớn. Mình vẫn có thể theo dõi những bản tin nước ngoài bằng tiếng Anh, xem bầu cử tổng thống Mỹ hay những bộ phim dài tập mà không cần phụ đề. Hơn thế nữa, mình chưa bao giờ phải bỏ tiền ra đi học ở trung tâm nào hết nên tạm thời mình hài lòng với những gì bản thân mình thể hiện. Và mình tin chắc các bạn cũng có thể đạt trình độ như mình mà không cần phải đi học ở ngoài hay thuê gia sư làm gì cả. 

Việc nắm vững kỹ năng cưa cẩm cũng như việc nằm lòng kỹ năng sử dụng tiếng Anh

Việc nắm vững kỹ năng cưa cẩm cũng như việc nằm lòng kỹ năng sử dụng tiếng Anh

Nhìn lại quá trình tự học tiếng anh của bản thân thì mình muốn chia nó ra làm 3 giai đoạn tương tự như khi bạn mất 3 giai đoạn để bắt đầu mối quan hệ với một cô gái :

  • Giai đoạn bắt đầu tiếp xúc và lân la làm quen. Nếu là con gái thì đây là giai đoạn bạn bắt đầu dậy thì còn nếu là tiếng Anh thì đây là từ lớp 6 đến hết cấp 3.
  • Giai đoạn chủ động trong tình yêu. Đây cũng là giai đoạn trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động với những quyết định của mình. 
  • Giai đoạn thực hành đẩy mối quan hệ lên một tầm cao mới.

Sau đây là từng giai đoạn trải qua trong cuộc đời mình dựa trên những kinh nghiệm về tình yêu và sự liên quan đến quá trình học ngôn ngữ mới.

1. Giai đoạn mới làm quen với tiếng Anh

Khi bạn mới làm quen một cô gái, việc được cô ấy cho số và trả lời lại những tin nhắn đầu tiên sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc không thể nào quên. Trong giai đoạn này, mục đích của một người học tiếng Anh cũng tương tự đó là học đủ điểm để thi lên lớp. Sẽ không có ai định hướng bạn phải nhắn tin cho cô gái như thế nào hay chỉ lối mình phải học cho tương lai hay một mục đích cao cả nào khác. Cũng vì thế nên tiếng Anh đối với mình trong những năm tháng phổ thông thật là cực hình, là một môn học nuốt mãi không trôi. Học ở trường thì giáo viên chủ yếu dạy về ngữ pháp với những thì (tense), những từ (vocab) mới, cho nên một đứa khối A như mình cũng không hề có chút hứng thú nào. Kết quả là giống như một cái lắc đầu của một cô gái, tiếng Anh cũng né tránh mình trong kỳ thi tốt nghiệp cấp 2. Theo mình nhớ chỉ hoàn thành được một nửa nội dung đề bài Anh văn đưa ra và không tự tin vào khả năng của bản thân. 

Effortless English xuất hiện và cứu rỗi cuộc đời mình 360 độ

Effortless English xuất hiện và cứu rỗi cuộc đời mình 360 độ

Hậu quả của việc ngu tiếng Anh đi theo mình từ cấp 1 cấp 2 đến cấp 3. Mặc dù mình không bị nhiều cô gái quay đầu đến vậy nhưng hết lần này đến lần khác, điểm số môn tiếng Anh luôn từ chối mình. Ở thời điểm đó, những người bạn cùng lứa như chúng mình không có điều kiện tiếp xúc với những audio tiếng Anh như bây giờ. Có thể là do điều kiện cơ sở vật chất lúc bấy giờ của nhà trường mà đến khi tốt nghiệp cấp 3, mình không được nghe một chữ tiếng Anh chính xác nào từ người bản xứ ( trừ những lần nghe cô giáo đọc ra). Hậu quả của việc này chính là lỗ hổng kiến thức thực sự cho mình trong suốt giai đoạn đại học. 

2. Giai đoạn chủ động hơn trong mối quan hệ với tiếng Anh

Sau khi đã làm quen và có nói chuyện qua lại với nhau đôi chút. Chủ động hơn trong việc rủ đi chơi đi ăn uống và shopping… Cũng tương tự như khi bạn tiếp xúc sơ qua với tiếng Anh và thích nó, đã đến lúc bạn phải chủ động học tiếng Anh khi bước vào thời đại học. Định mệnh thay đổi vào một ngày đẹp trời như bao ngày đẹp trời khác. Vì không chịu nổi cảnh học tiếng Anh lẹt đẹt trôi qua, mình phải nhờ đến chị Google. May mắn sau khi gõ vào câu “how to study English effectively”, chị Gồ đã đưa mình đến với Effortless English. Chính trang web này là tấm bản đồ đưa mình đến với kho báu tri thức tiếng Anh. Những cách thức học qua trang web này đề xuất làm cho mình cảm thấy hào hứng và có thêm động lực để học tiếng Anh. Điều đặc biệt của phương pháp này là :

  •  Không có ngữ pháp
  •  Nghe, nghe và nghe liên tục không ngừng nghỉ
  •  Học từ vựng bằng cách học cả câu, không học từng từ riêng lẻ

Câu thần chú mình thường sử dụng để tạo động lực mỗi ngày là học tiếng anh học tiếng anh và học tiếng anh

Câu thần chú mình thường sử dụng để tạo động lực mỗi ngày là học tiếng anh học tiếng anh và học tiếng anh

Bạn cần phải kiên trì và liên tục duy trì đều đặn mỗi ngày để chỉ sau 2 đến 3 tháng, mình đã quen dần với việc phải nghe audio tiếng Anh mỗi ngày.

3. Giai đoạn “lên giường” cùng tiếng Anh

Học thì phải đi đôi với hành, với 1 mối quan hệ hiện đại, việc qua đêm cùng với nhau thể hiện sự quan tâm muốn khám phá những bí ẩn sâu bên trong của nhau hơn chứ không có gì là sai trái về mặt đạo đức hay hư hỏng cả. Nó cũng tương tự như học anh văn và lấy ra để thực hành giao tiếp. 

Tương tự, khi đến giai đoạn này, kỹ năng nghe và đọc của mình được xem như tạm ổn, việc cần làm là cải thiện kỹ năng nói và viết. Điều quan trọng đặt lên hàng đầu trong giao tiếp với người khác là hiểu người ta nói gì, cho nên kỹ năng nghe phải tốt thì nói mới tốt được. Vậy còn viết thì sao? Để ăn nằm với kỹ năng viết thì bạn cũng nên tạo cho mình những thói quen không thể bỏ. Ví dụ như bỏ tiền ra tạo một blog thật xịn để tập viết mỗi ngày 1 bài lên đó. Không viết thì bạn sẽ bị lãng phí tiền nuôi website đó. Lúc đó bạn sẽ không thể không mài não ra mà học được đúng không.

Kết luận 

Góc độ học tiếng anh ở đây thay đổi từ chỗ bắt buộc trở thành tự nguyện tự giác, có nghĩa là nếu chúng ta buộc tâm thế ở chỗ là cố học tiếng Anh, bắt buộc bộ não mình phải nạp dữ liệu. Tuy nhiên nếu không đủ động lực thì khó mà duy trì được. Hãy cho bộ não thu nạp một cách thụ động nhất và tạo ra những kết quả bạn sẽ không ngờ đến trong ngôn ngữ.

>>> Xem thêm: Các bước chuẩn bị và cách tính điểm cho bài thi ielts writing

You may like